Bảo hiểm tai nạn lao động cho công nhân tại công trình xây dựng

Bảo hiểm tai nạn lao động của PVI cung cấp giải pháp bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, người lao động trước các rủi ro tai nạn không lường trước.

Bảo hiểm tai nạn lao động
Bảo hiểm tai nạn lao động của Bảo hiểm PVI

1. Giới thiệu về Bảo hiểm tai nạn lao động

Bảo hiểm tai nạn lao động là từ khóa được quan tâm nhiều tại các dự án đầu tư xây dựng. Đặc biệt là từ năm 2016, khi Bộ tài chính ban hành thông tư số 329/2016/BTC-TT ngày 26 tháng 12 năm 2016, hướng dẫn Nghị định của Chính phủ, quy định một số loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với hoạt động đầu tư xây dựng. Trong đó, nghị định nêu rõ Bảo hiểm tai nạn lao động là một trong những bảo hiểm bắt buộc phải tham gia cho người lao động là công nhân tại công trình, công trường xây dựng. Đối tượng phải thực hiện việc mua bảo hiểm cho người lao động là nhà thầu hoặc chủ đầu tư, những người trực tiếp sử dụng lao động. Thông tư 329 cũng hướng dẫn cụ thể điều kiện đối với bảo hiểm tai nạn lao động là bảo hiểm phải có hạn mức bồi thường tối thiểu là 100 triệu đồng/người/vụ. Bảo hiểm phải có thời hạn hiệu lực trong suốt thời gian công nhân, người lao động làm việc tại công trình công trường để đảm bảo quyền lợi bảo hiểm nếu không may có rủi ro tai nạn xảy ra trong quá trình làm việc.

Hiện đang có rất nhiều đơn vị bảo hiểm cung cấp loại hình bảo hiểm tai nạn lao động, trong số đó, PVI là một trong những hãng bảo hiểm đi đầu về sản phẩm này với thủ tục tham gia bảo hiểm dễ dàng, nhanh chóng cùng nhiều ưu điểm vượt trội so với các hãng bảo hiểm khác trên thị trường.

2. Bảo hiểm tai nạn lao động của PVI có gì ưu việt

  • Phí bảo hiểm thấp nhất thị trường. Đặc biệt khi tham gia số lượng trên 40 người, phí bảo hiểm chỉ còn 36.000đ/người/năm với mức bồi thường 20 triệu đồng, 180.000đ/người/năm với mức bồi thường 100 triệu đồng
  • Hạn mức chi trả cao, lên tới 200 triệu đồng/người/năm. Cao hơn mức quy định của nhà nước đối với bảo hiểm tai nạn lao động bắt buộc
  • Thủ tục bồi thường chuyên nghiệp, nhanh chóng. Chấp nhận điều trị tại tất cả các bệnh viện trên toàn quốc
  • Cấp bảo hiểm siêu tốc, tối đa sau 1 giờ hoàn thành đơn bảo hiểm.
  • Giao nhận tận tay trên toàn quốc, miễn phí chuyển phát
  • Bảo hiểm tai nạn lao động hợp lệ theo Thông tư 329 của Bộ Tài chính về bảo hiểm tai nạn bắt buộc
  • Được phát hành bởi hãng bảo hiểm hàng đầu Việt Nam (PVI), liên tục giữ vị trí số 1, số 2 thị trường trong nhiều năm.
  • Được tư vấn tận tình trước khi tham gia bảo hiểm, được tiếp tục chăm sóc suốt thời hạn bảo hiểm qua số Hotline trực 24/24 trên website: baohiempvi.com
  • Nhận nhiều ưu đãi, mã giảm giá khi mua qua website
  • Được tư vấn miễn phí cuộc gọi bằng cách yêu cầu gọi lại hoặc đăng ký tư vấn

3. Quyền lợi bảo hiểm tai nạn lao động

3.1. Các khái niệm được sử dụng trong bảo hiểm tai nạn lao động

– Bên mua bảo hiểm: Là các cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên vào thời điểm hợp đồng bảo hiểm phát sinh hiệu lực và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Bên mua bảo hiểm là người yêu cầu bảo hiểm và thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm

Tên bên mua bảo hiểm được ghi trong giấy yêu cầu bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm

– Người được bảo hiểm: Là cá nhân có tên trong hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm và được hưởng quyền lợi bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm/giấy chứng nhận bảo hiểm

– Người thụ hưởng: Là người được chỉ định nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng/giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc là người kế thừa theo quy định của pháp luật trong trường hợp không có chỉ định

– Hợp đồng bảo hiểm: Là thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và Bảo hiểm PVI, phù hợp với quy định của Pháp luật, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm và bảo hiểm PVI phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo quy tắc này

– Tai nạn: Là một động bên ngoài, tác động một lực vào cơ thể con người ngoài ý muốn và có yếu tố bất ngờ không lường trước. Đồng thời, là tác nhân trực tiếp và duy nhất khiến cho con người bị thương hoặc tử vong

– Thương tật thân thể: Là một tổn thương về thân thể gây ra bởi tác động của một tai nạn. Không phải là hậu quả của một đợt ốm bệnh hoặc tai nạn trước đó. Thương tật thân thể có thể là thương tật tạm thời, thương tật bộ phận vĩnh viễn hoặc toàn bộ vĩnh viễn

– Thương tật tạm thời: Là thương thật về thân thể, khiến cho người bị thương tật không thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc nào đó trong một khoảng thời gian nhất định

– Thương tật toàn bộ vĩnh viễn: Là một thương tật về thân thể khiến cho người đó mất hoàn toàn khả năng lao động trong một khoảng thời gian kéo dài tối thiểu 12 tháng và không có khả năng hồi phục tiến triển trong tương lai. Người bị thương tật thân thể trên 81% theo đánh giá của bác sỹ chuyên khoa được coi là người bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn

– Thương tật bộ phận vĩnh viễn: Thương tật bộ phận vĩnh viễn là tình trạng thương tật khiến cho người đó mất hoàn toàn khả năng vận động của một hay nhiều bộ phận nhất định của cơ thể. Việc đánh giá một người bị thương tật bộ phận vĩnh viễn dựa trên kết luận của bác sỹ chuyên khoa có chuyên môn được Bộ y tế và Nhà nước công nhận

– Ốm đau, bệnh tật: Là tình trạng sức khỏe gặp vấn đề khác thường và cần phải điều trị theo kết luận của bác sỹ. Tình trạng khác thường này không phải là hậu quả của việc chịu tác động sau một vụ tai nạn

– Bệnh viện/cơ sở y tế: Là một cơ sở khám chữa bệnh được công nhận và đặt tên theo quy chuẩn của Bộ y tế. Có đầy đủ các phương tiện, cơ sở vật chất theo quy định của Bộ y tế

– Bác sỹ: Là một người được đào tạo và cấp bằng chuyên môn Bác sỹ, được công nhận bởi các cơ sở đào tạo hợp pháp và Bộ Y tế. Bác sỹ theo Quy tắc này không phải là người đồng thời là vợ/chồng, cha/mẹ, con, anh/em ruột của người được bảo hiểm

– Chi phí y tế: Là các chi phí khám, điều trị tai nạn, phát sinh thực tế tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế trong quá trình điều trị tai nạn. Các chi phí này phải được chỉ định bởi bác sỹ điều trị chuyên khoa và là chi phí hợp lý, cần thiết để điều trị

– Chi phí cần thiết và hợp lý: Là các khoản chi phí phát sinh từ việc chỉ định của bác sỹ, trên cơ sở cần thiết về phương diện y khoa để phục vụ cho việc khám và điều trị của Bác sỹ. Chi phí này được cho và bắt buộc, cần thiết và không phụ thuộc vào việc người được điều trị có tham gia bảo hiểm hay không tham gia bảo hiểm

– Điều trị nội trú: Là việc người được bảo hiểm phải thực hiện thủ tục nhập viện để điều trị trên 24 tiếng liên tục tại bệnh viện và theo chỉ định của bác sỹ. Giấy ra viện là chứng từ đi kèm không thể thiếu đối với việc chứng minh người được bảo hiểm có điều trị nội trú hay không và điều trị trong bao nhiêu ngày dựa trên thông tin ngày nhập viện/ngày ra viện thể hiện trên Giấy ra viện

– Điều trị ngoại trú: Là việc điều trị tại một cơ sở y tế mà không phải thực hiện thủ tục nhập viện.

– Phẫu thuật: Là một phương pháp khoa học được thực hiện để điều trị ốm bệnh hay tai nạn, được thực hiện bởi những bác sỹ có bằng cấp chuyên khoa, tại những cơ sở y tế có đủ điều kiện để thực hiện phương pháp này. Phẫu thuật có thể thực hiện thông qua các ca mổ bằng tay hoặc bằng các phương tiện khác như thiết bị nội soi, tia lazer. Các loại phẫu thuật thuộc phạm vi bảo hiểm của Quy tắc này phải thuộc danh mục phẫu thuật theo quy định của Bộ y tế

– Thuốc kê đơn của Bác sỹ: Là các loại thuốc được bác sỹ điều trị kê để người được bảo hiểm thực hiện mua theo kê đơn của Bác sỹ. Việc kê đơn của Bác sỹ phải phù hợp với Quy định của Bộ y tế và của Pháp luật Việt Nam

– Thể thao chuyên nghiệp: Là những hoạt động thể thao mà trong đó những người tham gia vào hoạt động thể thao như huấn luyện viên, vận động viên coi hoạt động của mình là nghề nghiệp

– Đột tử: Là những trường hợp tử vong bất ngờ, không báo trước và không lường trước đối với người bị nạn. Thời gian từ lúc khởi phát triệu chứng cho đến khi tử vong không quá 1 giờ

– Nội chiến: Là những xung đột giữa những thành phần dân cư trong phạm vi lãnh thổ của cùng một quốc gia. Việc xung đột xảy ra do những bất đồng, những tranh chấp trong nội bộ quốc gia và được công bố bởi những cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó

– Nổi loạn, bạo động: Là những hoạt động có tổ chức, được thực hiện bởi những thành phần phá hoại, có mục đích gây mất mất trật tự, an ninh, an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền. Nổi loạn, bạo động được thừa nhận và công bố bởi những cơ quan nhà nước có thẩm quyền

3.2. Phạm vi rủi ro tai nạn lao động được bảo hiểm

Người lao động gặp các rủi ro tai nạn trong khi làm việc lại nơi làm việc, khi đi đường hoặc khi tham gia các hoạt động sinh hoạt tại gia đình hoặc ngoài xã hội. Hậu quả của rủi ro tai nạn có thể là thương tật tạm thời, thương tật bộ phận vĩnh viễn, thương tật toàn bộ vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong. Rủi ro tai nạn bao gồm cả khi thực hiện hành vi cứu người, cứu tài sản của nhà nước và của nhân dân. Rủi ro được bảo hiểm cũng có thể là hâu quả của việc tự vệ chính đáng, ngăn chặn các hành động vi phạm pháp luật của người khác

Người được bảo hiểm gặp rủi ro tai nạn và mất tích. Việc mất tích được công nhận bởi tòa án và có quyết định tuyến bố mất tích của tòa án

Rủi ro tai nạn được bảo hiểm phải xảy ra trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tai nạn lao động

Ngoài các phạm vi rủi ro tai nạn lao động được bảo hiểm trên, người lao động còn có thể được bảo hiểm với các trường hợp bổ sung sau với điều kiện được PVI chấp thuận và có thể phải đóng phí bổ sung theo yêu cầu của PVI:

– Tham gia tập luyện và thi đấu các môn thể thao chuyên nghiệp

– Tham gia các hoạt động đua

– Tham gia các hoạt động nguy hiểm, khảo sát, thám hiểm, các môn thể thao có nguy cơ tai nạn cao như leo núi, trượt tuyết, nhảy dù, nhào lộn trên không …, các hoạt động dưới nước hoặc có sử dụng mặt nạ thở

– Tham gia phá hủy các công trình xây dựng, làm việc tại hầm mỏ, dưới lòng đất, đóng phim

3.3. Quyền lợi được hưởng của bảo hiểm tai nạn lao động

– Trường hợp người lao động bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn hoặc tử vong do tai nạn, Bảo hiểm PVI chi trả 100% số tiền bảo hiểm theo hạn mức người lao động tham gia. Giả sử người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn với hạn mức chi trả 100 triệu đồng. Khi xảy ra rủi ro tai nạn như trên, người lao động được chi trả số tiền là 100 triệu đồng

– Trường hợp người lao động bị thương tật tạm thời hoặc thương tật bộ phận vĩnh viễn do gặp rủi ro tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm của chương trình bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm chi trả số tiền bồi thường theo tỷ lệ thương tật, được quy định theo Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật của PVI

– Trường hợp tham gia bảo hiểm hiểm tai nạn lao động với hạn mức bồi thường từ 100 triệu đồng trở lên, PVI chi trả tiền bồi thường theo chi phí khám, điều trị phát sinh thực tế tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế hợp lệ. Phiếu khám, tóm tắt bệnh án, chứng từ y tế, đơn thuốc và các giấy tờ liên quan khác là cơ sở để bảo hiểm PVI xem xét chi trả. Tổng số tiền chi trả theo hóa đơn phát sinh thực tế sẽ không vượt quá số tiền chi trả theo bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật của PVI

4. Biểu phí bảo hiểm tai nạn lao động

Phí bảo hiểm tai nạn lao động được tính theo hạn mức trách nhiệm bồi thường và theo thời hạn bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm chuẩn là 1 năm (365 ngày). Hạn mức trách nhiệm bảo hiểm do bên mua bảo hiểm lựa chọn tham gia trong giới hạn từ 20 triệu đồng cho tới 200 triệu đồng. Dưới đây là một số gói bảo hiểm tai nạn lao động tiêu biểu của PVI

4.1. Mức phí các gói bảo hiểm tai nạn lao động tiểu biểu của PVI

1/ Gói bảo hiểm 20 triệu/năm – Phí bảo hiểm: 56.000 đồng/người/năm

2/ Gói bảo hiểm 50 triệu/năm – Phí bảo hiểm: 140.000 đồng/người/năm

3/ Gói bảo hiểm 80 triệu/năm – Phí bảo hiểm: 224.000 đồng/người năm

4/ Gói bảo hiểm 100 triệu/năm – Phí bảo hiểm: 280.000 đồng/người/năm

5/ Gói bảo hiểm 120 triệu/năm – Phí bảo hiểm: 336.000 đồng/người/năm

6/ Gói bảo hiểm 150 triệu/năm – Phí bảo hiểm: 420.000 đồng/người/năm

7/ Gói bảo hiểm 200 triệu/năm – Phí bảo hiểm: 560.000 đồng/người/năm

4.2. Mức phí gói bảo hiểm tai nạn lao động bắt buộc

Bảo hiểm tai nạn lao động bắt buộc là loại hình bảo hiểm tai nạn cho người lao động bắt buộc chủ sử dụng lao động phải tham gia theo hướng dẫn tại Thông tư 329 của Bộ Tài Chính ban hành từ ngày 26 tháng 12 năm 2016. Theo thông tư này, chủ sử dụng lao động như nhà thầu, chủ đầu tư…phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động cho công nhân, kỹ sư làm việc tại công trình công trường xây dựng. Hạn mức trách nhiệm của bảo hiểm tai nạn tối thiểu là 100 triệu đồng/người.Trên thực tế, nhiều chủ đầu tư rất đề cao vai trò và tác dụng của bảo hiểm tai nạn lao động nên đã chủ động tham gia trên mức trách nhiệm theo quy định của Bộ Tài Chính như các mức bảo hiểm 150 triệu đồng/người hay 200 triệu đồng/người

Như vậy, gói bảo hiểm tai nạn lao động bắt buộc tương ứng với Gói bảo hiểm thứ 4 (Gói bảo hiểm 100 triệu/năm). Các gói bảo hiểm có hạn mức thấp hơn 100 triệu/năm vẫn được bảo hiểm PVI triển khai, song, sẽ không thỏa mãn yêu cầu bắt buộc của Bộ tài chính về bảo hiểm tai nạn lao động bắt buộc

4.3. Mức phí bảo hiểm tai nạn lao động ngắn hạn (dưới 1 năm)

Trường hợp người lao động làm việc ngắn hạn (dưới 1 năm), PVI xây dựng biểu phí bảo hiểm tai nạn lao động ngắn hạn theo thời gian làm việc tương ứng từ 1 tháng cho đến 11 tháng. Qua đó, giúp tiết kiệm chi phí mua bảo hiểm cho chủ sử dụng lao động so với việc phải đóng phí bảo hiểm 1 năm. Cụ thể, khi tham gia dưới 1 năm, phí bảo hiểm sẽ giảm so với phí bảo hiểm năm như sau:

1/ Phí bảo hiểm 1 tháng = 20% phí bảo hiểm cả năm

2/ Phí bảo hiểm 2 tháng = 30% phí bảo hiểm cả năm

3/ Phí bảo hiểm 3 tháng = 40% phí bảo hiểm cả năm

4/ Phí bảo hiểm 4 tháng = 50% phí bảo hiểm cả năm

5/ Phí bảo hiểm 5 tháng = 60% phí bảo hiểm cả năm

6/ Phí bảo hiểm 6 tháng = 70% phí bảo hiểm cả năm

7/ Phí bảo hiểm 7 tháng = 75% phí bảo hiểm cả năm

8/ Phí bảo hiểm 8 tháng = 80% phí bảo hiểm cả năm

9/ Phí bảo hiểm 9 tháng = 85% phí bảo hiểm cả năm

10/ Phí bảo hiểm 10 tháng = 90% phí bảo hiểm cả năm

11/ Phí bảo hiểm 11 tháng = 95% phí bảo hiểm cả năm

4.4. Ưu đãi phí khi tham gia theo nhóm

Trường hợp tham gia bảo hiểm theo nhóm sẽ được PVI áp dụng ưu đãi giảm phí tùy thuộc vào số lượng tham gia như sau:

  • Trường hợp số lượng tham gia dưới 20 người: PVI áp dụng giảm phí tối đa 25% phí so với biểu phí chuẩn
  • Trường hợp số lượng tham gia trên 20 người: PVI áp dụng giảm phí tối đa 45% phí so với biểu phí chuẩn
Biểu phí bảo hiểm tai nạn lao động dành cho cá nhân
Biểu phí bảo hiểm tai nạn lao động dành cho cá nhân của PVI
Biểu phí bảo hiểm tai nạn lao động dành cho nhóm dưới 20 người
Biểu phí bảo hiểm tai nạn lao động dành cho nhóm dưới 20 người của PVI
Biểu phí bảo hiểm tai nạn lao động dành cho nhóm trên 20 người
Biểu phí bảo hiểm tai nạn lao động dành cho nhóm trên 20 người của PVI

5. Điều kiện tham gia bảo hiểm tai nạn lao động

5.1. Phạm vi lãnh thổ

Bảo hiểm tai nạn lao động của PVI chỉ áp dụng cho những người đang sinh sống tại Việt Nam, bao gồm cả người Việt Nam và Người nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Các rủi ro tai nạn được xem xét bảo hiểm giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam.

5.2. Độ tuổi tham gia bảo hiểm

Bảo hiểm tai nạn lao động phù hợp cho những người tham gia trong giới hạn độ tuổi từ 01 tuổi cho đến 70 tuổi. Mặc dù độ tuổi được PVI chấp nhận bảo hiểm bao gồm cả độ tuổi ngoài tuổi lao động (dưới 15 tuổi hoặc trên 60 tuổi), các doanh nghiệp sử dụng lao động vẫn cần tuân thủ các quy định pháp luật khác về việc sử dụng lao động. Việc không tuân thủ các quy định về an toàn lao động hoặc không đủ điều kiện về độ tuổi để đảm bảo an toàn lao động có thể bị từ chối một phần hoặc toàn bộ quyền lợi bảo hiểm tai nạn.

5.3. Các trường hợp không đủ điều kiện tham gia bảo hiểm

Ngoài các trường hợp không đủ điều kiện như đã nêu trên, những người sau đây cũng sẽ không đủ điều kiện tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tại PVI:

  • Những người bị tâm thần
  • Những người bị tàn tật hoặc thương tật vĩnh viễn từ 80% trở lên
  • Những người đang trong thời gian điều trị bệnh tật, tai nạn

6. Thủ tục tham gia bảo hiểm tai nạn lao động

Bước 1: Liên hệ tư vấn sản phẩm

Quý khách hàng chưa rõ về thông tin sản phẩm vui lòng liên hệ với PVI để được tư vấn các thông tin liên quan đến bảo hiểm tai nạn lao động. Các kênh kết nối tới bảo hiểm PVI bao gồm:

1/ Điện thoại/sms/Zalo: 0989.328.409

2/ Fanpage trênFacebook http://m.me/fanpagebaohiempvi

3/ Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

Trường hợp Quý khách đã nắm rõ thông tin sản phẩm, vui lòng bỏ qua Bước 1

Bước 2: Gửi thông tin tham gia bảo hiểm tai nạn lao động bằng cách điền thông tin vào Form Mẫu danh sách tham gia bảo hiểm tai nạn và gửi cho PVI qua Zalo hoặc Email: pvitructuyen@gmail.com

Bước 3: Chuyển khoản phí bảo hiểm vào tài khoản của Công ty Bảo hiểm PVI (theo thông tin chuyển khoản do tư vấn viên cung cấp)

Bước 4: Cung cấp cho Bảo hiểm PVI thông tin thời gian, địa điểm nhận Chứng nhận bảo hiểm tai nạn. Thông thường, thời gian để hoàn thiện đơn bảo hiểm tai nạn là sau 2 tiếng đồng hồ. PVI sẽ giao giấy tờ bảo hiểm tới tận nơi trên toàn quốc

7. Quy trình bồi thường bảo hiểm tai nạn lao động

7.1. Hồ sơ yêu cầu bồi thường

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày xảy ra rủi ro thuộc phạm vi của bảo hiểm tai nạn lao động, Người được bảo hiểm hoặc chủ sử dụng lao động cần thông báo bằng văn bản và cung cấp cho PVI đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường, bao gồm:

1/ Giấy yêu cầu bồi thường bảo hiểm tai nạn (Theo mẫu của bảo hiểm PVI)

2/ Biên bản tường trình tai nạn có xác nhận của Đại diện cơ quan nơi Người lao động làm việc hoặc của Chính quyền địa phương hoặc của Công an nơi Người lao động gặp tai nạn

3/ Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ của các chứng từ sau: Giấy chứng tử (nếu tử vong), Xác nhận mất tích của Tòa án có thẩm quyền, tuyên bố người lao động bị mất tích do tai nạn (nếu mất tích do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm); Văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (nếu tử vong hoặc mất tích)

4/ Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ các chứng từ y tế: Chỉ định nhập viện, giấy ra viện (nếu điều trị nội trú), sổ khám/phiếu khám, các chứng từ chỉ định kèm kết quả của các biện pháp chụp chiếu, nội soi, siêu âm, phẫu thuật…., bản tóm tắt bệnh án, đơn thuốc.

5/ Bản gốc hóa đơn tài chính kèm bảng kê chi tiết các khoản mục chi phí viện phí phát sinh

6/ Các giấy tờ khác có liên quan đến việc giải quyết và trả tiền bảo hiểm tai nạn theo yêu cầu của PVI và phù hợp với quy định của Pháp luật.

7.2. Thời gian giải quyết bồi thường

Thời gian tối đa để PVI giải quyết quyền lợi bảo hiểm là 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường. Tiền bồi thường có thể được trả bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt trực tiếp cho Người lao động gặp tai nạn (Người được bảo hiểm) hoặc cho người thừa kế hợp pháp của Người được bảo hiểm.

7.3. Đầu mối hỗ trợ và giải quyết tranh chấp

Đầu mối hỗ trợ khách hàng về quyền lợi bảo hiểm, về thủ tục tham gia bảo hiểm cũng như thủ tục giải quyết bồi thường cho khách hàng là chuyên viên tư vấn, làm thủ tục cấp bảo hiểm ban đầu hoăc Hotline toàn quốc của PVI là 1900545458.

Trường hợp giữa khách hàng và PVI không thống nhất được phương án giải quyết bồi thường hoặc khách hàng không đồng ý với phương án giải quyết bồi thường của PVI, việc tranh chấp có thể được đưa ra giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn bảo hiểm. Tôi rất mong với vốn kiến thức của mình sẽ làm hài lòng quý khách! Vui lòng điền thông tin và gửi yêu cầu tư vấn, chúng tôi sẽ gọi lại trong vòng 5 phút

PHÒNG BẢO HIỂM PVI TRỰC TUYẾN

Hotline: Hà Nội 0989.328.409

Hotline: Hồ Chí Minh 0906.85.80.84


Tải về tài liệu tham khảo

1/ Quy tắc bảo hiểm tai nạn

2/ Mẫu danh sách tham gia bảo hiểm tai nạn

3/ Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật

4/ Giấy yêu cầu bồi thường bảo hiểm tai nạn

5/ Mẫu tường trình vụ việc tai nạn

6/ Mẫu giấy chứng nhận bảo hiểm tai nạn cá nhân

0/5 (0 Reviews)