Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện PVI – Quyền lợi và mức giá tốt nhất

Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện của PVI là sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho cá nhân tốt nhất trên thị trường hiện nay. Sản phẩm được xây dựng và triển khai bởi Công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam, liên tục nằm trong top 1, top 2 doanh nghiệp bảo hiểm có thị phần cao nhất cả nước. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về Vai trò, Phạm vi quyền lợi và mức phí bảo hiểm khi tham gia cho cá nhân, gia đình cùng toàn bộ các thông tin cần biết liên quan tới sản phẩm

Nội dung chính

1. Phạm vi địa lý của bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện

Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe PVI
Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe PVI – bảo vệ toàn diện sức khỏe cá nhân và gia đình

Đối với quyền lợi Bảo hiểm Tai nạn: Phạm vi địa lý được bảo hiểm đối với các rủi ro về tai nạn là Toàn thế giới. Người được bảo hiểm bị tai nạn khi đang trong lãnh thổ Việt Nam hay đang đi nước ngoài đều được bảo hiểm PVI chi trả chi phí điều trị tai nạn
Đối với các quyền lợi khác: Đối với các rủi ro ốm bệnh, ngoài tai nạn, Phạm vi địa lý chỉ áp dụng tại Việt Nam. Trường hợp người được bảo hiểm đi nước ngoài, bị ốm bệnh ở nước ngoài sẽ không thuộc phạm vi bảo hiểm của đơn bảo hiểm này.

2. Ai phù hợp với bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện của PVI

2.1. Người đủ điều kiện tham gia bảo hiểm

Người được tham gia bảo hiểm chăm sóc sức khỏe của PVI là người Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, từ 15 (mười lăm) ngày tuổi đến 60 (sáu mươi) tuổi (tính theo lần sinh nhật gần nhất). Người được bảo hiểm được tham gia đến 65 (sáu mươi lăm) tuổi với điều kiện tham gia bảo hiểm liên tục tại bảo hiểm PVI từ năm 60 (sáu mươi) tuổi và áp dụng mức phí bằng 130% mức phí cho độ tuổi từ 51- 60 tuổi).

Đối với người tham gia bảo hiểm dưới 18 (mười tám) tuổi chỉ được nhận bảo hiểm với điều kiện phải tham gia bảo hiểm cùng Hợp đồng với Bố và/hoặc Mẹ, và Số tiền bảo hiểm phải bằng hoặc thấp hơn Số tiền bảo hiểm của Bố và/hoặc Mẹ (Căn cứ vào số nào thấp hơn). Ngoài ra, Người được bảo hiểm từ 15 ngày tuổi đến dưới 1 tuổi chỉ được tham gia bảo hiểm theo chương trình 1 hoặc 2 và áp dụng mức phí bằng 130% mức phí cho độ tuổi từ 1 – 3 tuổi.

2.2. Người không đủ điều kiện tham gia bảo hiểm

Người không được PVI chấp nhận bảo hiểm theo đơn bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện là người thuộc những trường hợp sau đây:

a. Người đang bị bệnh tâm thần, bệnh phong, ung thư.
b. Người bị tàn tật hoặc thương tật vĩnh viễn từ 50% trở lên.
c. Người đang trong thời gian điều trị bệnh hoặc thương tật

3. Ưu điểm của Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện PVI

✓ Thủ tục tham gia bảo hiểm đơn giản, nhanh chóng

✓ Không giới hạn bệnh viện/cơ sở y tế điều trị trên toàn quốc

✓ Được bảo lãnh viện phí, khám & điều trị không mất tiền tại Hệ thống bệnh viện, phòng khám chất lượng cao trên toàn quốc.

✓ Phí bảo hiểm linh hoạt theo nhu cầu của ​khách hàng

✓ Nhận ưu đãi lớn khi tham gia chung cho cả gia đình

✓ Nhà Bảo hiểm có uy tín, năng lực và chất lượng hàng đầu Việt nam

✓ Đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, nhiệt tình và tận tụy.

✓ Giải quyết bồi thường minh bạch, nhanh chóng và chính xác.

✓ Sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn 24/7 bởi Văn phòng đại diện chăm sóc khách hàng Bảo hiểm con người phía Bắc, phía Nam

4. Các thuật ngữ trong bảo hiểm chăm sóc sức khỏe

Sự kiện bảo hiểm: Là sự kiện khách quan được quy định trong mục Phạm vi bảo hiểm của Quy tắc bảo hiểm này mà khi sự kiện đó xảy ra, Bảo hiểm PVI phải trả tiền bảo hiểm cho Người được bảo hiểm hoặc Người thụ hưởng hợp pháp.

– Tai nạn: Là sự cố bất ngờ hay không lường trước, gây ra bởi một lực tác động từ bên ngoài lên thân thể Người được bảo hiểm và xảy ra trong thời hạn bảo hiểm, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tử vong hoặc thương tật thân thể cho Người được bảo hiểm và ngoài sự kiểm soát và ý định của Người được bảo hiểm.

– Thương tật thân thể: Là các chấn thương gây ra trực tiếp bởi tai nạn trong suốt thời hạn bảo hiểm.

– Thương tật toàn bộ vĩnh viễn: Là thương tật thân thể của Người được bảo hiểm do tai nạn gây ra và theo kết luận của hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh/thành phố trở lên, Người được bảo hiểm bị thương tật thân thể vĩnh viễn với tỷ lệ từ 81% trở lên. Theo quy định của Quy tắc bảo hiểm này, Thương tật toàn bộ vĩnh viễn chỉ được xác định sau khi điều trị tổn thương thân thể gây ra thương tật đó đã kết thúc.

– Thương tật bộ phận vĩnh viễn: Là thương tật thân thể làm cho Người được bảo hiểm vĩnh viễn mất đi chức năng hoạt động bình thường của một hay nhiều bộ phận của cơ thể mà không có khả năng khắc phục. Theo quy định trong Quy tắc bảo hiểm của PVI, Thương tật toàn bộ vĩnh viễn chỉ bao gồm những mục được liệt kê trong Phụ lục “Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật” đính kèm Quy tắc và chỉ được xác định sau khi điều trị tổn thương thân thể gây ra thương tật đó đã kết thúc.

– Thương tật tạm thời: Là tình trạng mà Người được bảo hiểm bị thương tật không thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc hàng ngày của mình trong một khoảng thời gian nhất định.

– Ốm đau, bệnh tật: Là tình trạng cơ thể có dấu hiệu của một bệnh lý khác với tình trạng sức khỏe bình thường cần thiết phải được điều trị y tế.

– Bệnh mãn tính: là bệnh tiến triển kéo dài hoặc hay tái phát và không có khả năng chữa khỏi hoàn toàn và cũng không tự biến mất theo kết luận của bác sỹ điều trị.

– Bệnh có sẵn: Là những bệnh có từ trước ngày bắt đầu hiệu lực bảo hiểm và là bệnh mà Người được bảo hiểm:

  • Đã phải điều trị trong vòng 3 năm trước ngày bắt đầu hiệu lực bảo hiểm, hoặc;
  • Có triệu chứng về mặt y khoa, đã tồn tại và có nguồn gốc từ trước khi bảo hiểm có hiệu lực, bất kể là Người được bảo hiểm đã được điều trị hay được tư vấn khám trước đó hay chưa.

Theo Quy tắc bảo hiểm của PVI, ngoài các bệnh có sẵn theo định nghĩa trên, một số bệnh sau được hiểu là Bệnh có sẵn: viêm Amiđan cần phải cắt, viêm VA cần phải nạo, vẹo vách ngăn cần phẫu thuật, rối loạn tiền đình, thoái hóa khớp/đốt sống/cột sống, viêm tai giữa cần phẫu thuật, thoát vị đĩa đệm, bệnh hen.

– Bệnh đặc biệt: Là các loại u bướu lành tính bệnh huyết áp, tim mạch, loét dạ dày, viêm đa khớp, loét ruột, viêm gan các loại, xơ gan, suy gan, viêm màng trong dạ con, trĩ, sỏi các loại trong hệ thống tiết niệu và đường mật, viêm xoang, bệnh đái tháo đường, Parkinson, bệnh liên quan đến hệ thống tạo máu, bệnh suy phổi, tràn khí phổi, các bệnh mạch máu não, đột quỵ, hôn mê, động kinh, Alzheimer, hội chứng mất trí nhớ, rối loạn tuyến giáp và nội tiết tuyến tụy, tuyến thượng thận, rối loạn nội tiết, Lupus ban đỏ.

– Bệnh nghề nghiệp: Là những bệnh lý mang đặc trưng của nghề nghiệp hoặc liên quan tới nghề nghiệp. Nguyên nhân của bệnh nghề nghiệp là do tác hại thường xuyên và lâu dài của điều kiện lao động nơi Người được bảo hiểm làm việc. Danh mục bệnh nghề nghiệp theo quy định hiện hành của liên Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Bệnh / dị tật bẩm sinh: Là bất kỳ bệnh / dị tật nào được hình thành trên thai nhi trong quá trình mang thai của người mẹ, có tại thời điểm chào đời và có thể được cơ quan y tế mô tả dưới nhiều tên như “ bệnh bẩm sinh, khuyết tật bẩm sinh, dị tật bẩm sinh, dị dạng và bất thường của Nhiễm sắc thể”.

– Bệnh Di truyền: Là bất kỳ bệnh nào xuất hiện ở những người có cùng huyết thống hay sự chuyển những bệnh lý của bố, mẹ cho con cái thông qua gen của bố, mẹ và/hoặc được truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác trong những người có cùng huyết thống. Việc xác định bệnh di truyền phải do bác sỹ thực hiện.

– Bệnh viện: Là cơ sở y tế khám bệnh và chữa bệnh hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và:

• Có khả năng và phương tiện chẩn đoán bệnh, điều trị và phẫu thuật.
• Có điều kiện thuận lợi cho việc điều trị nội trú và có hệ thống theo dõi sức khoẻ hàng ngày cho các bệnh nhân điều trị nội trú.
• Không phải là nơi để an dưỡng phục hồi sức khỏe hoặc là một nơi đặc biệt chỉ có mục đích duy nhất là phục vụ cho người già hoặc giúp đỡ cai nghiện rượu, thuốc phiện, ma tuý hoặc để điều trị rối loạn tâm thần, điều trị bệnh phong.

– Bệnh viện công lập: là cơ sở y tế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật và có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn khám bệnh.

– Phòng khám: là cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam (có giấy phép kinh doanh hợp lệ và con dấu riêng), có khả năng và phương tiện khám bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh. Các chứng từ, hóa đơn, biên lai, phiếu thu phát sinh tại các phòng khám phải tuân thủ theo quy định của Bộ Tài chính / Tổng cục Thuế.

– Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh: là Bác sỹ, Y sỹ, Điều dưỡng viên, Hộ sinh viên, Kỹ thuật viên, Lương y có Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp.

Theo quy tắc bảo hiểm này, Bác sỹ không bao gồm bác sỹ là Người được bảo hiểm hay là vợ hoặc chồng, bố hoặc mẹ, con, anh/chị em ruột của Người được bảo hiểm.

– Nằm viện: Là việc bệnh nhân cần thiết phải điều trị trong ngày và/hoặc điều trị nội trú ít nhất 24 giờ liên tục tại cơ sở y tế và phải có giấy nhập viện và/hoặc ra viện do bệnh viện cấp, kể cả việc sinh đẻ hoặc điều trị trong thời gian mang thai.

– Điều trị nội trú: Là điều trị y tế khi Người được bảo hiểm có làm thủ tục nhập viện và nằm tại giường bệnh qua đêm. Giấy ra (xuất) viện là một trong những chứng từ cần thiết để yêu cầu chi trả bảo hiểm cho quyền lợi này.

– Điều trị trong ngày: Là việc Người được bảo hiểm cần thiết phải nhập viện để điều trị một bệnh đã được chẩn đoán xác định, có phác đồ điều trị và phát sinh chi phí giường bệnh nhưng không phải ở lại bệnh viện qua đêm.

– Phẫu thuật: Là một phương pháp khoa học để điều trị thương tật hoặc bệnh tật, thai sản được thực hiện bởi những phẫu thuật viên có chứng chỉ hành nghề hợp pháp thông qua những ca mổ bằng tay với các dụng cụ y tế hoặc mổ bằng thiết bị y tế trong bệnh viện, bao gồm cả hình thức mổ bằng tia laser, mổ nội soi. Các loại phẫu thuật phải thuộc danh mục phẫu thuật do Bộ Y tế Việt Nam ban hành.

– Phẫu thuật trong ngày: Là phẫu thuật để điều trị thương tật hoặc bệnh tật nhưng không đòi hỏi bệnh nhân phải ở lại qua đêm để chăm sóc y khoa.

– Chi phí thông lệ và hợp lý: Là các chi phí y tế cần thiết, không vượt quá mức chi phí chung của các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ y tế có cùng mức độ trong phạm vi địa lý quy định trong Quy tắc này, ở nơi phát sinh những chi phí y tế đó, phát sinh khi cung cấp các dịch vụ y tế điều trị tương đương hoặc mức độ điều trị, dịch vụ hay việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh đối với bệnh tật hoặc thương tật thân thể tương tự.

– Tiền giường điều trị: Là chi phí tiền giường nằm điều trị trong một phòng tiêu chuẩn và/ hoặc phòng chăm sóc đặc biệt (ICU). Bảo hiểm PVI không thanh toán các chi phí không phải là chi phí y tế như điện thoại, báo chí, tiếp khách, mỹ phẩm.

– Phòng tiêu chuẩn: Theo Quy tắc bảo hiểm này, phòng tiêu chuẩn được giới hạn tới loại phòng đơn có giá thấp nhất tại cơ sở y tế điều trị, không bao gồm các loại phòng theo yêu cầu, phòng VIP và bao phòng.

– Thuốc kê theo đơn của bác sỹ: Là những loại thuốc được bác sỹ kê đơn theo quy chế kê đơn thuốc hiện hành của Bộ Y tế Việt Nam và quy định của pháp luật.

– Lần khám/điều trị: Là việc khám, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh hay các thủ thuật thăm dò khác và thuốc điều trị được chỉ định bởi một bác sỹ tại một thời điểm.
• Trường hợp nhiều bác sỹ chuyên khoa cùng hội chẩn trước một người bệnh theo quy chế bệnh viện thì chỉ được tính là một lần khám/ điều trị
• Trường hợp người bệnh phải khám thêm một số chuyên khoa khác và có chỉ định của bác sỹ trong cùng một cơ sở y tế, trong một lần khám thì mỗi chuyên khoa được coi là một lần khám/ điều trị.

– Chăm sóc y tế tại nhà: Là các dịch vụ chăm sóc y tế của một y tá được cấp giấy phép hành nghề hợp pháp được thực hiện tại nhà của Người được bảo hiểm và ngay sau khi ra viện (thời gian nằm viện tối thiểu là 7 ngày). Dịch vụ này phải được thực hiện theo chỉ định của bác sỹ điều trị vì những lý do đặc thù của ngành y.

– Chi phí trước khi nhập viện: Là các chi phí khám bệnh và sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán theo chỉ định của bác sỹ, liên quan trực tiếp đến bệnh/thương tật cần phải nhập viện và cần theo dõi, chỉ được chấp nhận một lần gần nhất trong vòng 30 ngày trước khi nhập viện.

– Chi phí điều trị sau khi xuất viện: Là các chi phí điều trị ngay sau khi xuất viện theo chỉ định của bác sỹ nhưng tối đa không vượt quá 30 ngày và liên quan trực tiếp đến việc điều trị nội trú trước đó. Các chi phí này bao gồm phí khám, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm cơ bản và thuốc.

– Thai kỳ: Là quá trình kể từ ngày đầu tiên thụ thai theo chẩn đoán của bác sỹ cho đến khi sinh.

– Bộ phận / Dụng cụ giả: Là bộ phận / dụng cụ nhân tạo thay thế cho các bộ phận của cơ thể.

– Dụng cụ/ thiết bị y tế hỗ trợ điều trị: Là các dụng cụ / thiết bị y tế 
• Được đặt/cấy/trồng vào bất cứ bộ phận nào của cơ thể để hỗ trợ cho chức năng hoạt động của bộ phận đó và/hoặc hỗ trợ cho việc điều trị và phẫu thuật (trừ trường hợp điều trị thương tật do tai nạn), bao gồm nhưng không giới hạn ở stent, van tim, bóng nong, đĩa đệm, nẹp, vis, chốt treo, máy tạo nhịp tim;
• Được sử dụng bên ngoài cơ thể nhằm hỗ trợ chức năng vận động hoặc các chức năng khác của cơ thể bao gồm nhưng không giới hạn ở nạng, nẹp, xe lăn, xe đẩy, thiết bị trợ thính, kính thuốc, máy hỗ trợ tim và các dụng cụ chỉnh hình thẩm mỹ khác

– Điều trị phục hồi chức năng: Là một phần chương trình điều trị của bệnh nhân nội trú dưới sự giám sát của bác sĩ và phải là chương trình điều trị phục hồi đã được công nhận, nhằm mục đích khôi phục lại tình trạng bình thường và/hay chức nang sau tổn thương cấp tính hoặc do bệnh. Điều trị phục hồi chức năng bao gồm điều trị nội khoa dung thuốc, ngoại khoa – phẫu thuật và nhiều kỹ thuật khác, trong đó có kỹ thuật vật lý trị liệu.

– Vật lý trị liệu: Là phương pháp điều trị bằng cách sử dụng các tác nhân vật lý tự nhiên hay nhân tạo như nước, không khí, nhiệt độ, điện, tia X, tia cực tím, tia hồng ngoại, siêu âm, các chất đồng vị phóng xạ, xoa bóp…, không bao gồm massage, spa, chỉnh hình thẩm mỹ.

– Dịch bệnh: Theo công bố của Cơ quan chức năng cấp Trung ương.

– Số tiền bảo hiểm: Là số tiền bồi thường tối đa ghi trong Bảng quyền lợi bảo hiểm Chăm sóc Sức khỏe Toàn diện của Bảo hiểm PVI có thể được chi trả trong 01 năm bảo hiểm cho mỗi Người được bảo hiểm / Người thụ hưởng hợp pháp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

– Giới hạn trách nhiệm chi tiết (Giới hạn phụ): Là giới hạn bồi thường tối đa có thể trả cho từng quyền lợi bảo hiểm được quy định chi tiết trong Bảng quyền lợi bảo hiểm Chăm sóc Sức khỏe Toàn diện. Tuy nhiên tổng các giới hạn chi tiết không vượt quá Số tiền bảo hiểm.

– Người được bảo hiểm: Là cá nhân đã hoàn thành việc kê khai hoặc tên của họ được kê khai trong giấy yêu cầu tham gia bảo hiểm và hiệu lực bảo hiểm đã được xác nhận, hoặc là người có tên trong Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm.

– Thời gian chờ: Là khoảng thời gian mà Chủ hợp đồng / Người được bảo hiểm không được thanh toán cho một quyền lợi bảo hiểm cụ thể, bao gồm cả những sự kiện bảo hiểm phát sinh trong thời gian chờ nhưng hậu quả xảy ra ngoài thời gian chờ hoặc việc điều trị kéo dài ngoài thời gian chờ và trong thời hạn bảo hiểm. Thời gian chờ áp dụng cho một quyền lợi nào thì phải được thể hiện trên Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm tương ứng với quyền lợi đó.

– Tái tục liên tục: Là việc Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm mới có quyền lợi thấp hơn hoặc bằng quyền lợi bảo hiểm của Hợp đồng/ Giấy chứng nhận bảo hiểm mà Người được bảo hiểm đã tham gia trước đó và có ngày bắt đầu hiệu lực bảo hiểm vào đúng ngày kế tiếp sau ngày hết hạn bảo hiểm của Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm mà Người được bảo hiểm đã tham gia trước đó tại Bảo hiểm PVI.

– Đồng chi trả: Đồng chi trả là số tiền theo tỷ lệ mà Bảo hiểm PVI và Người được bảo hiểm cùng chi trả khi phát sinh chi phí thuộc phạm vi bảo hiểm. Phần chi trả của Bảo hiểm PVI được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số tiền chi phí phát sinh thuộc phạm vi bảo hiểm hoặc trên các mức giới hạn phụ của quyền lợi điều trị nội trú / điều trị ngoại trú tùy theo mức nào thấp hơn thì được áp dụng. Giới hạn chi phí được bảo hiểm sau khi đồng chi trả tối đa bằng Số tiền bảo hiểm quy định trong Bảng quyền lợi bảo hiểm.

5. Quyền lợi bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện PVI

5.1. Quyền lợi chính – Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe

Bảng quyền lợi chính của Sản phẩm Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện PVI
Bảng quyền lợi chính của Sản phẩm Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện PVI

Mô tả các quyền lợi chi tiết trong Bảng quyền lợi chính

1/ Bảo hiểm tai nạn

Chi trả quyền lợi bảo hiểm trong trường hợp rủi ro tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn, thương tật bộ phận vĩnh viễn do tai nạn. Trừ các trường hợp loại trừ bảo hiểm được quy định tại mục IV. LOẠI TRỪ BẢO HIỂM trong quy tắc bảo hiểm của PVI

Trong trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật bộ vĩnh viễn và đã được chi trả quyền lợi bảo hiểm, trong vòng 1 năm nếu người đó tử vong do hậu quả của vụ tai nạn đó, PVI chi trả tiền chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và tiền bồi thường đã chi trả trước đó.

2/ Điều trị nội trú do ốm đau, bệnh tật, thai sản

PVI chi trả tiền bảo hiểm trong trường hợp người được bảo hiểm bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn phải điều trị hoặc phẫu thuật nội trú tại bệnh viện. Đối với người trên 10 tuổi PVI chi trả 100% chi phí thực tế thuộc phạm vi bảo hiểm. Đối với người dưới 10 tuổi, PVI chi trả 70% chi phí thực tế (Người được bảo hiểm tự chịu 30%), trừ các bệnh viện công lập nhưng không bao gồm các khoa tự nguyện của bệnh viện công

a. Trường hợp nằm viện:

Các khoản chi phí phát sinh trong thời gian nằm viện sau đây sẽ được PVI thanh toán, bao gồm:

– Tiền giường, tiền phòng điều trị

– Chi phí xét nghiệm, chuẩn đoán hình anh để hỗ trợ công việc chuẩn đoán bệnh của bác sỹ

– Chi phí mua thuốc điều trị theo đơn thuốc có chỉ định của bác sỹ

– Các chi phí liên quan và cần thiết phát sinh trong thời gian điều trị tại viện

b. Trường hợp phẫu thuật

PVI thanh toán toàn bộ các chi phí liên quan phát sinh trước và trong suốt quá trình phẫu thuật. Bao gồm chi phí gây mê, chi phí thực hiện phẫu thuật và các chi phí y tế liên quan khác phát sinh trong phòng mổ.

3/ Các quyền lợi khác

a. Chi phí phát sinh trước khi nhập viện 30 ngày. Bao gồm các chi phí khám, xét nghiệm, thuốc men và các chi phí điều trị ngoại trú khác, phát sinh trước khi có chỉ định nhập viện điều trị của bác sỹ tại cùng một cơ sở khám chữa cho cùng một triệu chứng. 

b. Chi phí điều trị phát sinh trong vòng 30 ngày sau khi xuất viện. PVI chi trả bồi thường trong trường hợp người được bảo hiểm đã ra viện sau một đợt điều trị nội trú nhưng những có phát sinh các chi phí điều trị tiếp theo trong vòng 30 ngày theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa

c. Chi phí y tế chăm sóc tại nhà trong vòng 15 ngày sau khi xuất viện. PVI thanh toán chi phí chăm sóc tại nhà trong trường hợp người được bảo hiểm đã xuất viện sau đợt điều trị nội trú

d. Trợ cấp nằm viện công. Trường hợp người được bảo hiểm điều trị nội trú tại các bệnh viện công lập, áp dụng với các khoa thường (không phải khoa tự nguyện hay hợp tác quốc tế), PVI trả tiền hỗ trợ thêm cho mỗi ngày nằm viện. Khoản chi trả này nằm ngoài khoản chi phí thực tế phát sinh mà PVI đã chi trả.

e. Chi phí vận chuyển y tế cấp cứu bằng các phương tiện vận chuyển thông thường (ngoại trừ bằng máy bay) như xe cứu thương hoặc taxi (trong trường hợp không thể sử dụng xe cứu thương)

f. Chi phí trợ cấp mai táng trong trường hợp người được bảo hiểm điều trị tại bệnh viện và tử vong tại viện.

5.2. Quyền lợi bổ sung – Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe

Bảng quyền lợi chính của Sản phẩm Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện PVI
Bảng quyền lợi bổ sung của Sản phẩm Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện PVI

Các Quyền lợi Bảo hiểm bổ sung không bắt buộc tham gia, nhưng chỉ tham gia được trong trường hợp người được bảo hiểm đã tham gia quyền lợi nội trú và đóng thêm phí bổ sung tương ứng với các quyền lợi bổ sung tham gia. Các quyền lợi bổ sung là hoàn toàn tự nguyện, người được bảo hiểm có thể lựa chọn tham gia hoặc không. Bao gồm các quyền lợi sau:

1/ Quyền lợi Điều trị ngoại trú do ốm đau, bệnh tật, tai nạn (không bao gồm điều trị nha khoa)

PVI bảo hiểm cho các khoản chi phí y tế phát sinh trong trường hợp điều trị ngoại trú, bao gồm: Chi phí khám bệnh, xét nghiệm, chụp chiếu, các phương pháp thăm dò, siêu âm. Chi phí vật tư y tế tiêu hao theo chỉ định của bác sỹ. Chi phí mua thuốc theo kê đơn của bác sỹ. Các chi phí điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu, trị liệu học bức xạ, nhiệt hay liệu pháp điều trị bằng ánh sáng do bác sỹ chỉ định.

Đối với người dưới 10 tuổi, PVI chi trả tiền bồi thường theo tỷ lệ 70/30, PVI chi trả 70%, người được bảo hiểm tự chi trả 30%. Trường hợp điều trị tại khoa thường, bệnh viện công lập, PVI chi trả 100% không phân biệt độ tuổi.

2/ Bảo hiểm chăm sóc nha khoa

Với việc chăm sóc sức khỏe răng miệng ngày càng được người dân quan tâm. Khám răng/Nha khoa trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Do đó đây cũng là quyền lợi được sử dụng nhiều nhất trong sản phẩm Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện của PVI

Điều kiện tham gia: 

Điều kiện tham gia bảo hiểm chăm sóc nha khoa là Người được bảo hiểm phải tham gia kèm quyền lợi nội trú và ngoại trú.

Phạm vi bảo hiểm:

Bảo hiểm PVI sẽ thanh toán cho Người được bảo hiểm tham gia quyền lợi bảo hiểm bổ sung này các chi phí y tế chăm sóc và điều trị răng phát sinh trong thời hạn bảo hiểm:

– Khám, chụp XQuang và chuẩn đoán bệnh

– Chi phí lấy cao răng (1 lần/năm)

– Trám (hàn) răng bằng các chất liệu thông thường như: amalgam, composite hoặc các chất liệu tương đương

– Nhổ răng bệnh lý, nhổ chân răng (bao gồm phẫu thuật)

– Chữa viêm tủy răng, viêm nướu, viêm nha chu

– Điều trị răng cấp cứu trong vòng 24h kể từ khi xảy ra tai nạn theo chỉ định của bác sỹ, giới hạn tới 10% Số tiền bảo hiểm của Quyền lợi chăm sóc Nha Khoa

Các cơ sở chăm sóc và điều trị nha khoa hợp lệ:

* Tại địa bàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh: tại các bệnh viện/ trung tâm y tế nhà nước, bệnh viện tư nhân và quốc tế và các bệnh viện/cơ sở y tế có ký thỏa thuận hợp tác với Bảo hiểm PVI.
* Tại các địa bàn khác: tại các cơ sở y tế có giấy phép hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam và cung cấp được đầy đủ chứng từ, hóa đơn hợp lệ, loại trừ các cơ sở trong danh sách từ chối bồi thường của Bảo hiểm PVI.

Hiệu lực bảo hiểm: Quyền lợi bảo hiểm này chỉ có hiệu lực sau thời gian chờ 30 ngày kể từ ngày bắt đầu tham gia Quyền lợi bảo hiểm bổ sung 2 ghi trên Hợp đồng / Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Loại trừ bảo hiểm: Ngoài việc áp dụng các điểm loại trừ theo quy định tại Phần IV của Quy tắc bảo hiểm, Quyền lợi bảo hiểm bổ sung này còn áp dụng thêm các điểm loại trừ sau:
– Làm răng giả;
– Điều trị hoặc chỉnh răng mang tính thẩm mỹ

Lưu ý quan trọng: Tại TP. HCM và Hà Nội chỉ bảo hiểm việc điều trị răng tại các bệnh viện công, trung tâm y tế nhà nước. Hoặc điều trị răng tại các bệnh viện, phòng Nha nằm trong hệ thống bảo lãnh viện phí.

> Tham khảo: Danh sách bệnh viện, phòng khám liên kết bảo lãnh của PVI

3/ Bảo hiểm thai sản

Điều kiện tham gia:

– Người tham gia là phụ nữ có độ tuổi từ 18 đến 45 tuổi

– Tham gia bảo hiểm theo chương trình 1 hoặc 2

– Tham gia cùng Quyền lợi chính (Nội trú)

Phạm vi bảo hiểm: 

PVI thanh toán tiền chi phí phát sinh để chăm sóc và sinh đẻ cho người được bảo hiểm tại các bệnh viện nhà nước hoặc tư nhân trong lãnh thổ Việt Nam. Các chi phí này phải nằm trong thời hạn bảo hiểm và thỏa mãn điều kiện chờ của quyền lợi bảo hiểm thai sản. Các chi phí phát sinh gồm:

a. Điều trị biến chứng thai sản và sinh mổ

PVI chi trả chi phí y tế phát sinh do các biến chứng thai sản xảy ra trong quá trình mang thai hoặc sinh nở. Đối với chi phí sinh mổ, việc sinh mổ phải được bác sỹ chỉ định là cần thiết đối với thai phụ. Chi phí sinh mổ sẽ không bao gồm sinh mổ theo yêu cầu tự nguyện của người được bảo hiểm

Các trường hợp biến chứng thai sản sau đây sẽ thuộc phạm vi bảo hiểm, bao gồm: 

  • Mang thai ngoài tử cung
  • Sảy thai hoặc thai nhi tử vong trong tử cung
  • Mang thai trứng nước
  • Băng huyết sau khi sinh
  • Sót nhau thai trong tử cung sau khi sinh
  • Phá thai do điều trị bệnh lý có chỉ định của Bác sỹ, bao gồm việc phá thai do bệnh lý di truyền hoặc dị tật bẩm sinh của thai nhi, phá thai bắt buộc để bảo vệ tính mạng của thai phụ
  • Biến chứng của các trường hợp trên

b. Sinh thường

PVI sẽ chi trả chi phí phát sinh trong quá trình sinh thường tại bệnh viện, bao gồm nhưng không giới hạn các chi phí y tế như: Đỡ đẻ, bác sỹ chuyên khoa, viện phí tổng hợp….

Hiệu lực bảo hiểm:

Quyền lợi bảo hiểm thai sản chỉ có hiệu lực sau thời gian chờ sau đây, tính từ ngày bắt đầu tham gia và đóng phí cho quyền lợi Bổ sung Bảo hiểm thai sản:

– 60 ngày đối với biến chứng thai sản

– 365 ngày đối với chi phí sinh thường hoặc sinh mổ

3/ Bảo hiểm sinh mạng do ốm đau, bệnh tật

Phạm vi bảo hiểm

Bảo hiêm PVI sẽ chi trả bồi thường theo số tiền bảo hiểm ghi trên chứng nhận hoặc hợp đồng bảo hiểm cho Người được bảo hiểm hoặc thừa kế hợp pháp của Người được bảo hiểm, nếu người được bảo hiểm bị tử vong do nguyên nhân ốm đau, bệnh tật thuộc phạm vi bảo hiểm.

Điều kiện tham gia

Người được bảo hiểm phải tham gia kèm quyền lợi chính (nội trú) và đóng phí bổ sung

Hiệu lực bảo hiểm

Quyền lợi bảo hiểm bổ sung này chỉ có hiệu lực sau thời gian chờ như sau đây, tính từ ngày bắt đầu tham gia và nộp phí đối với quyền lợi bổ sung Bảo hiểm sinh mạng do ốm đau, bệnh tật:

  • 30 ngày đối với ốm bệnh thông thường
  • 730 ngày đối với các trường hợp tử vong do bệnh đặc biệt, bệnh mãn tính và bệnh có sẵn.
  • Trường hợp Người được bảo hiểm tham gia tái tục liên tục (không bị gián đoạn hiệu lực ngày nào) và đóng phí đầy đủ đúng hạn theo quy định của PVI, thời gian chờ sẽ được tính tính ngày bắt đầu nộp phí tham gia năm đầu tiên

6. Phí bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện

Bảng phí bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện của PVI
Bảng phí bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện của PVI

7. Thủ tục tham gia bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện

Trước khi quyết định đăng ký tham gia bảo hiểm, khách hàng nên tìm hiểu về sản phẩm bằng cách đọc kỹ nội dung bài viết để hiểu các thông tin cơ bản của sản phẩm nhằm sử dụng sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện một cách tốt nhất, phát huy tối đa quyền lợi chính đáng của người được bảo hiểm. Ngoài ra, PVI khuyến nghị khách hàng liên hệ yêu cầu chuyên viên PVI tư vấn đầy đủ thông tin về sản phẩm bằng cách gửi yêu cầu tư vấn qua các kênh kết nối trên website: baohiempvi.com như: Zalo, SMS, Nhắn tin Facebook Fanpage, gọi điện trực tiếp hoăc điền form đăng ký tư vấn để được chuyên viên PVI gọi lại tư vấn miễn phí:

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn bảo hiểm. Tôi rất mong với vốn kiến thức của mình sẽ làm hài lòng quý khách! Vui lòng điền thông tin và gửi yêu cầu tư vấn, chúng tôi sẽ gọi lại trong vòng 5 phút

PHÒNG BẢO HIỂM PVI TRỰC TUYẾN

Hotline: Hà Nội 0989.328.409

Hotline: Hồ Chí Minh 0906.85.80.84


Sau khi đã nhận được sự tư vấn đầy đủ từ chuyên viên PVI, khách hàng thực hiện các bước sau để làm thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện:

Bước 1: Điền thông tin vào giấy yêu cầu tham gia bảo hiểm theo mẫu của PVI ⇩Mẫu giấy yêu cầu bảo hiểm

Bước 2: Gửi bản scan (hoặc bản chụp rõ nét) giấy yêu cầu tham gia bảo hiểm, căn cước công dân của người tham gia và người yêu cầu bảo hiểm (trong trường hợp tham gia cho người khác) cho PVI qua Zalo, email (dưới chân trang web). Trường hợp trẻ em chưa có căn cước công dân thì gửi ảnh giấy khai sinh.

Bước 3: Chuyển phí bảo hiểm qua tài khoản của Công ty bảo hiểm PVI

Bước 4: Nhận hợp đồng, danh sách bệnh viện bảo lãnh, tài liệu hướng dẫn bồi thường và thẻ bảo lãnh viện phí từ PVI tận nơi theo địa chỉ yêu cầu.

8. Thủ tục bồi thường bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện

8.1. Trường hợp thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám có bảo lãnh của PVI

>> Tham khảo: Danh sách bệnh viện, phòng khám liên kết bảo lãnh của PVI

  1. Chọn bệnh viện & dịch vụ bảo lãnh (Nội trú, Ngoại trú, Khám chữa răng). Lưu ý: Cần nắm rõ thời gian bảo lãnh và các lưu ý quan trọng tại phần cuối danh sách trước khi đi khám chữa bệnh.
  2. Xuất trình thẻ PVI Care & Giấy tờ tùy thân (CMTND/Hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh đối với trẻ em).
  3. Sau khi khám & điều trị, Khách hàng kiểm tra lại các chi phí & hạng mục đã thực hiện, ký tên vào chứng từ theo quy định của bệnh viện. Đồng thời, thanh toán trực tiếp cho bệnh viện các chi phí không được bảo lãnh.

Một số trường hợp sẽ không được áp dụng bảo lãnh, mặc dù đã đến các bệnh viện, phòng khám liên kết bảo lãnh, bao gồm:

  • Không cung cấp đầy đủ thẻ PVI Care và/hoặc các giấy tờ tùy thân theo quy định (CMND/Giấy khai sinh).
  • Các bệnh viện công lập và Bệnh viện An Sinh không áp dụng bảo lãnh ngoại trú khi thẻ bảo hiểm còn thời gian chờ.
  • Các xét nghiệm trước khi nhập viện, toa thuốc xuất viện: Không thuộc phạm vi bảo lãnh.
  • Không bảo lãnh trong trường hợp Tai nạn.

8.2. Trường hợp thăm khám ngoài danh sách bệnh viện, phòng khám bảo lãnh

Trường hợp Khách hàng khám & điều trị ngoài danh sách bảo lãnh hoặc không đủ điều kiện bảo lãnh viện phí.

Nơi khám chữa bệnh hợp lệ:

Khách hàng thanh toán trước, lấy hóa đơn chứng từ đầy đủ và gửi về Bảo hiểm PVI. Hồ sơ chứng từ y tế thanh toán bảo hiểm bao gồm:

1/ Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm (Claim form):

>> Tải về: Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm sức khỏe PVI

Khách hàng điền đầy đủ các ô thông tin theo biểu mẫu và ký tên gửi cùng bộ hồ sơ yêu cầu bồi thường. (Lưu ý: Tất cả các bộ hồ sơ yêu cầu bồi thường đề phải có Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm kèm theo).
Trường hợp khám và điều trị do tai nạn, vui lòng bổ sung thêm Bản tường trình tai nạn

>> Tải về: Mẫu giấy tường trình tai nạn PVI

Thời gian nộp hồ sơ: Trong vòng 60 ngày kể từ ngày điều trị cuối cùng

2/ Sổ khám bênh, chứng từ điều trị y tế

– Hồ sơ khám & điều trị – Nộp bản gốc hoặc bản photo (với điều kiện hóa đơn điện tử phải được chuyển đổi thành hóa đơn giấy).
– Điền đầy đủ họ tên, thông tin Người khám chữa bệnh tại trang bìa của Sổ khám bệnh.
– Kèm theo toàn bộ hồ sơ khám chữa bệnh, thông thường bao gồm: Phiếu khám bệnh/Chỉ định của bác sĩ/Kết quả thực hiện chỉ định (X-Quang, xét nghiệm máu…)/Kết luận của bác sĩ/Chỉ định điều trị (Thuốc, Giấy chứng nhận phẫu thuật…)/Giấy ra viện…

3/ Hóa đơn, chứng từ thanh toán

Hóa đơn, chứng từ thanh toán phải là bản gốc.
Tất cả các khoản chi phí trên 200.000 VNĐ bắt buộc phải có hóa đơn VAT đồng thời kèm theo bảng kê chi tiết hóa đơn (Bảng kê có thể bị thu lại sau khi đóng tiền tại các bệnh viện công. Do đó, NĐBH cần photo hoặc chụp lại rõ nét trước khi nộp lại cho bệnh viện).
Không được chấp nhận việc tách các chi phí trên 200.000 VNĐ thành nhiều hóa đơn.
Phải có con dấu của Cơ sở y tế/Nhà thuốc (Dấu mộc tròn).
Hóa đơn phải có đầy đủ chữ ký của Bên bán và Bên mua.

4/ Hóa đơn điện tử và hóa đơn chuyển đổi

1. Trường hợp Chứng từ y tế nộp là bản gốc: Có thể sử dụng Hóa đơn điện tử.
2. Trường hợp Chứng từ y tế nộp là bản photo: Phải nộp cùng hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử.
– Khách hàng đề nghị bệnh viện thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
– Hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn dạng giấy. Bao gồm đầy đủ các thông tin sau: Hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử; Họ tên, chữ ký của người thực hiện chuyển đổi; Thời gian thực hiện chuyển đổi.

Lưu ý: 

  • Hóa đơn xuất trong vòng 30 ngày kể từ ngày điều trị, không quá năm tài chính.
  • Hóa đơn mua thuốc: Nên xuất ngay khi mua thuốc. Trường hợp Nhà thuốc xuất hóa đơn sau 05 ngày (nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày kê toa) cần bổ sung phiếu thu ban đầu để chứng minh ngày mua thuốc thực tế.

5/ Toa thuốc / Đơn thuốc

– Toa thuốc phải được đóng dấu mộc của cơ sở khám chữa bệnh, có chữ ký và ghi rõ họ tên của Bác sĩ.
– Trường hợp mua thuốc thay thế (bao gồm cả cùng thành phần dược lý) đều phải được bác sĩ chỉ định và xác nhận.
– Thuốc Đông y sẽ được chi trả nếu thuốc Đông y (được bác sĩ kê toa) dưới dạng bào chế sản phẩm thương mại như viên hoàn uống, dạng nước … (theo Danh mục thuộc Thông tư 05/2015/TT-BYT).
– Thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm không thuộc phạm vi bảo hiểm.
Thời gian kê toa và mua thuốc theo quy định của Bộ Y tế:
– Toa thuốc kê không quá 30 ngày.
– Thuốc phải được mua trong vòng 05 ngày từ ngày kê toa.

ĐIỂM BÁN
Mua trực tiếp: Hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của Bảo hiểm PVI tại các điểm bán hàng gần nhất
Mua bảo hiểm qua Website: Liên hệ Hotline trên Website: www.baohiempvi.com để được hướng dẫn thủ tục mua bảo hiểm

Dịch vụ khách hàng
Văn phòng đại diện Chăm sóc Khách hàng Bảo hiểm Con người phía Bắc: 324 Tây Sơn, Phường Ngã Tư Sở, Quận Đống Đa, Hà Nội
Văn phòng đại diện Chăm sóc Khách hàng Bảo hiểm Con người phía Nam: Lầu 9, Tòa nhà Phượng Long, 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4 , Quận 3

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn bảo hiểm. Tôi rất mong với vốn kiến thức của mình sẽ làm hài lòng quý khách! Vui lòng điền thông tin và gửi yêu cầu tư vấn, chúng tôi sẽ gọi lại trong vòng 5 phút

PHÒNG BẢO HIỂM PVI TRỰC TUYẾN

Hotline: Hà Nội 0989.328.409

Hotline: Hồ Chí Minh 0906.85.80.84


9. Các trường hợp loại trừ bảo hiểm

(Áp dụng cho Quyền lợi chính và cả tất cả các quyền lợi bổ sung)

Bảo hiểm PVI sẽ không chi trả tiền bồi thường cho Người được bảo hiểm trong những trường hợp sau đây: (Trong khuôn khổ bài viết này sẽ liệt kê một số điểm loại trừ phổ biến nhất. Chi tiết đầy đủ về các trường hợp loại trừ bảo hiểm được mô tả trong Quy tắc bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện của PVI.)

1/ Khám chữa bênh ngoài lãnh thổ Việt Nam

2/ Hành động cố ý của người được bảo hiểm, tự tử, cố ý  dấn thân vào nơi nguy hiểm không cần thiết (trừ trường hợp cần thiết để cứu người, cứu tài sản hoặc hạn chế tổn thất)

3/ Điều trị hoặc phẫu thuật theo yêu cầu riêng của người được bảo hiểm mà không theo chỉ định ban đầu của Bác sỹ hoặc không phải là việc điều trị/phẫu thuật bình thường theo quy định của Bô y tế

4/ Người từ 14 tuổi trở lên vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nội quy an toàn lao động nơi làm việc

5/ Thương tật của Người được bảo hiểm hoặc bất kỳ hậu quả trực tiếp nào phát sinh từ việc đánh nhau (trừ khi có bằng chứng là tự vệ chính đáng)

6/ Tham gia luyện tập hoặc thi đấu các môn thể thao chuyên nghiệp, tham gia vào các cuộc đua (trừ khi có thỏa thuận chấp nhận ban đầu từ PVI)

7/ Bất kỳ việc điều trị hoặc thử nghiệm nào liên quan tới hội chứng suy giảm miễn dịch HIV (AIDS)

8/ Điều trị ung thư, u bướu ác tính hoặc bất kỳ biến chứng nào của các căn bệnh này

9/ Các bệnh suy tủy, bạch cầu, chạy thận nhân tạo, suy thận, lọc máu và các hậu quả hoặc biến chứng của các căn bệnh này

10/ Bệnh sốt rét, bênh phong lao, bệnh nghề nghiệp

11/ Điều trị/phẫu thuật cho các bệnh di truyền, bệnh/dị tật bẩm sinh, bệnh dị dạng về gen và mọi biến chứng, hậu quả của các bệnh trên

12/ Khám sức khỏe định kỳ/thông lệ, bao gồm kiểm tra sức khỏe tổng quát, khám phụ khoa, nam khoa tầm soát ung thư, điều trị/dùng thuốc để điều trị dự phòng; khám thai định kỳ, chăm sóc trẻ sơ sinh nằm ngoài việc điều trị bệnh, tiêm chủng, uống vắc xin phòng ngừa. Điều trị cận thị, viễn thị, loạn thị, điều trị và phẫu thuật sửa chữa các khiếm khuyết về suy thoái thị lực và thính lực tự nhiên, bệnh đục thủy tinh thể hay bất kỳ biến chứng nào của các bệnh trên

13/ Điều trị kiểm soát trọng lượng cơ thể như tăng/giảm cân, còi xương/suy dinh dưỡng/béo phí, mụn trứng cá, điều trị rụng tóc, điều trị sắc tố da, nám da

14/ Chi phí điều trị phục hồi chứng năng, chi phí mua, thay thế hay chỉnh sửa các bộ phận giả

15/ Kế hoạch hóa gia đình, điều trị vô sinh, điều trị rối loạn cương dương, suy giảm chức năng tình dục, thụ tinh nhân tạo, liệu pháp thay đổi hooc môn, thay đổi giới tính hay bất cứ hậu quả nào của các trường hợp trên

16/ Khám và điều trị tại bệnh viện, phòng khám và các cơ sở y tế không hợp pháp, không được cấp phép hoặc không có đăng ký hoạt động kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh theo Quy định của Bộ Y tế, không thể xuất được hóa đơn tài chính.

TẢI VỀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

⇩Quy tắc bảo hiểm sức khỏe toàn diện

⇩Danh sách bệnh viện bảo lãnh viện phí

⇩Chương trình, Biểu phí Bảo hiểm

⇩Bảng quyền lợi Bảo hiểm

⇩Mẫu giấy yêu cầu bảo hiểm

⇩Mẫu giấy yêu cầu bồi thường

⇩Mẫu giấy tường trình tai nạn

0/5 (0 Reviews)