Quyền lợi và thủ tục tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo nghị định 97/2021

Posted on BẢO HIỂM TÀI SẢN 1367 lượt xem
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo Nghị định 97/2021 của Chính Phủ

Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với các chủ nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, tòa nhà văn phòng, chung cư, nhà tư nhân và các nhà hàng, quán bar, dịch vụ giải trí, karaoke.…để bảo vệ tài sản của mình khi xảy ra tổn thất do Cháy & Nổ – là hai rủi ro thường xảy ra ở bất kỳ nơi nào theo Quy tắc bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ban hành kèm theo Nghị định số 23/2018/NĐ CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của chính phủ và Nghị định số 97/2021/NĐ CP ngày 08 tháng 11 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 23/2018/NĐ CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết và hữu ích nhất về loại hình bảo hiểm này, giúp bạn đọc hiểu được những khái niệm cơ bản trong bảo hiểm, hiểu được quyền lợi và các điều khoản bảo hiểm liên quan, nắm được rõ quy trình thủ tục tham gia bảo hiểm cũng như thủ tục yêu cầu bồi thường khi có rủi ro xảy ra:

1. Người được bảo hiểm trong bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Người được bảo hiểm là chủ sở hữu tài sản hoặc người được giao quyền quản lý tài sản hoặc những người có quyền lợi liên quan đến tài sản, người cho thuê và người thuê, các bên trong hợp đồng mua bán, thế chấp ngân hàng….

2. Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc bảo vệ cho những tài sản nào?

Tài sản được bảo hiểm khi tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc bao gồm mọi tài sản hữu hình có khả năng bị tổn thất, bị hủy hoại và thiệt hại có thể tính được bằng tiền, bao gồm:

  • Bất động sản (loại trừ phần đất): Là các kiến trúc xây dựng, lắp đặt (Tòa nhà văn phòng, chung cư, nhà tư nhân, các kiến trúc xây dựng khác… và hệ thống máy móc thiết bị gắn với bất động sản (Hệ thống máy lạnh, hệ thống đèn, hệ thống điện…)
  • Tài sản bên trong bất động sản (bao gồm máy móc thiết bị, nội thất và các tài sản giá trị khác chứa trong tòa nhà, căn hộ…).
  • Nhà máy: Bao gồm  nhà xưởng, máy móc thiết bị, kho hàng, nguyên vật liệu, thành phẩm…
  • Các kho hàng: Bao gồm khung nhà kho và hàng hóa chứa trong kho 

3. Phạm vi rủi ro của bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Đối với loại hình bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, tài sản của người được bảo hiểm sẽ được bồi thường khi chúng bị phá huỷ hay hư hại  do các nguyên nhân  cháy và nổ gây nên.

* Cháy : do bất kỳ nguyên nhân nào ( có thể do sơ ý, bất cẩn của những người sinh hoạt và làm việc trong toà nhà, do hành động ác ý ,  chập điện, bị cháy lan từ các nhà xung quanh … )

*  Nổ : do bất kỳ nguyên nhân nào ( nổ nồi hơi, nổ bình ga …) gây ảnh hưởng đến toà nhà và vật kiền trúc bên trong.

4. Số tiền bảo hiểm của Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

4.1. Khái niệm Số tiền bảo hiểm

Là số tiền bồi thường tối đa mà Công ty Bảo hiểm PVI trả cho người được bảo hiểm khi có tổn thất được bảo hiểm (còn gọi là: Hạn mức trách nhiệm)

Số tiền bảo hiểm do Người được bảo hiểm tự tính toán và quyết định

Số tiền bảo hiểm phải thể hiện toàn bộ giá trị thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm tham gia bảo hiểm.

Đối với bất động sản: Số tiền bảo hiểm căn cứ theo yêu cầu của Người được bảo hiểm nhưng không được quá cao hoặc quá thấp so với giá thị trường

Đối với động sản (máy móc đi kèm toà nhà): Số tiền bảo hiểm là giá trị thay thế mới khi xảy ra tổn thất hoặc hư hại một phần hoặc toàn bộ. Thông thường số tiền bảo hiểm máy móc có thể được tính theo giá trị khấu hao  nhưng không thấp hơn giá thị trường – là giá mua máy móc tương tự, cùng đời, cùng năm sản xuất, cùng nhãn hiệu tại thời điểm xảy ra tổn thất).

4.2. Cơ sở xác định Số tiền bảo hiểm của Người được bảo hiểm

Nếu tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm quá cao (tự định giá tài sản quá cao so với giá trị thực tế): Quý khách sẽ phải trả phí bảo hiểm cao hơn và khi xảy ra tổn thất thì PVI cũng chỉ bồi thường đúng bằng giá trị thực tế của tài sản.

Nếu số tiền bảo hiểm quá thấp (tham gia bảo hiểm dưới giá trị) : Khi xảy ra tổn thất quý vị sẽ không được bồi thường đầy đủ và số tiền bồi thường sẽ bị khấu trừ theo tỷ lệ .

Ví dụ: Giá trị thực tế của toà nhà (giá trị xây dựng mới , giá trị này có ghi trên sổ sách) =  200 tỷ

Do lỗi bất cẩn của nhân viên, toà nhà bị  cháy, khoảng hai tầng lầu bị thiệt hại nặng nhất, tổng thiệt hại ước tính  20 tỷ đồng.

Nếu quý khách tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm = 200 tỷ (bảo hiểm đúng giá trị)  thì khi xảy ra tổn thất  quý khách sẽ được bồi thường đầy đủ giá trị tổn thất. Cụ thể trong trường hợp trên, quý khách sẽ được bồi thường 20 tỷ.

Nếu quý khách tham gia bảo hiểm với số tiền = 100 tỷ (bảo hiểm dưới giá trị 50%) thì khi xảy ra tổn thất trên, quý khách sẽ chỉ được bồi thường: 20 tỷ x 50% = 10 tỷ. Do vậy quý khách sẽ không được bổi thường đầy đủ. Điều này càng nguy hại hơn trong trường hợp tổn thất toàn bộ hoặc nghiêm trọng.

 Như vậy có thể thấy việc mua bảo hiểm đầy đủ và đúng giá trị là rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp

5. Cách tính phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Phí bảo hiểm theo Quy tắc bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ban hành kèm theo Nghị định số 23/2018/NĐ CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của chính phủ và Nghị định số 97/2021/NĐ CP ngày 08 tháng 11 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 23/2018/NĐ CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Tùy vào loại tài sản được bảo hiểm và ngành nghề kinh doanh mà Công ty Bảo Hiểm PVI áp dụng tỉ lệ phí.

6. Mức miễn bồi thường của bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Mức miễn bồi thường, còn gọi là mức khấu trừ, là số tiền mà người được bảo hiểm phải tự chịu trong mỗi sự kiện bảo hiểm.

Ví dụ : Mức miễn thường trên hợp đồng là: 20 triệu đồng/mỗi vụ tổn thất.

–  Khi xảy ra tổn thất với giá trị thiệt hại nhỏ hơn 20 triệu đồng: Quý khách phải tự chi trả .

– Khi xảy ra tổn thất với giá trị thiệt hại trên 20 triệu: Quý khách tự chi trả 20 triêu, Công ty Bảo Hiểm PVI sẽ bồi thường giá trị tổn thất còn lại. Giả sử tổn thất 500 triệu, Quý khách tự chịu 20 triệu, PVI chi trả số tiền còn lại = 500 triệu – 20 triệu = 480 triệu

Mức miễn bồi thường theo Quy tắc bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ban hành kèm theo Nghị định số 23/2018/NĐ CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của chính phủ và Nghị định số 97/2021/NĐ CP ngày 08 tháng 11 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 23/2018/NĐ CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

7. Thủ tục và thời gian thanh toán bồi thường thiệt hại

Khi xảy ra cháy nổ, người được bảo hiểm phải:

Bước 1 : Ngay lập tức thực hiện các biện pháp chữa cháy tại chỗ (trong khả năng của mình để giảm thiểu tổn thất ) .

Bước 2 :  Báo ngay cho PCCC (114 )

Bước 3 :  Báo cho Hotline Công Ty Bảo Hiểm PVI: 1900 545458

Trong thời gian sớm nhất kể từ khi nhận được thông báo tổn thất, Công ty Bảo hiểm PVI sẽ cùng Người được bảo hiểm và Công Ty Giám Định độc lập tiến hành giám định hiện trường. Hoặc Công ty Bảo hiểm PVI sẽ kết hợp với Công ty Giám Định độc lập giám định, cùng Cơ quan chức năng và chính quyền nơi xảy ra sự cố lập ra.

– Mức độ thiệt hại sẽ do cơ quan giám định độc lập xem xét ( phí giám định do Bảo hiểm PVI  thanh toán ) và được sự nhất trí của Bảo hiểm PVI và Người được bảo hiểm.

– Nếu hai bên không thống nhất được mức độ thiệt hại, sự việc sẽ được đưa lên Toà Án Kinh Tế để giải quyết.

– Công ty bảo hiểm PVI sẽ thanh toán toàn bộ số tiền bồi thường tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm cho Người được bảo hiểm trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sợ khiếu nại bồi thường của Người được bảo hiểm.

8. Câu hỏi thường gặp về Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

8.1. Nếu không mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc thì có bị xử phạt không

  • Ngày 14 tháng 06 năm 2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/12/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
  • Theo đó, tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy có thể bị phạt từ cảnh cáo, phạt tiền (thấp nhất từ 100.000 đồng – 30.000.000 đồng).

8.2. Ngoài phạm vi bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tôi có thể mua bảo hiểm thêm cho rủi ro nào khác?

Khách hàng có thể mở rộng thêm các loại Bảo hiểm sau đây:

a) Bảo hiểm Mọi rủi ro tài sản

b) Bảo hiểm Mọi rủi ro tài sản và Gián đoạn kinh doanh

Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản công nghiệp và Gián đoạn kinh doanh
Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản công nghiệp và Gián đoạn kinh doanh
Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản công nghiệp và Gián đoạn kinh doanh
Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản công nghiệp và Gián đoạn kinh doanh

c) Bảo hiểm cháy và các Rủi ro đặc biệt

d) Bảo hiểm cháy và các Rủi ro đặc biệt và Gián đoạn kinh doanh

Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh do cháy nổ của PVI
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh do cháy nổ của PVI
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh do cháy nổ của PVI
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh do cháy nổ của PVI

e) Bảo hiểm Cháy và Các Rủi Ro Đặc Biệt cho các cửa hàng bán lẻ

Bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt cho cửa hàng bán lẻ
Bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt cho cửa hàng bán lẻ
Ưu điểm nổi bật của Bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt của PVI
Ưu điểm nổi bật của Bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt của PVI

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn bảo hiểm. Tôi rất mong với vốn kiến thức của mình sẽ làm hài lòng quý khách! Vui lòng điền thông tin và gửi yêu cầu tư vấn, chúng tôi sẽ gọi lại trong vòng 5 phút

PHÒNG BẢO HIỂM PVI TRỰC TUYẾN

Hotline: Hà Nội 0989.328.409

Hotline: Hồ Chí Minh 0906.85.80.84


5/5 (2 Reviews)