Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển – Bảo hiểm dầu khí PVI

I. BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA

Là bảo hiểm khi hàng hóa được bốc lên phương tiện chuyên chở tại điểm bảo hiểm xuất phát ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển và kết thức từ lúc hàng hóa được bốc ra khỏi phương tiện vận chuyển tại nơi đến ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

1. Đối tượng bảo hiểm hàng hóa nội địa:

– Hàng hóa trong quá trình vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam

2. Phạm vi bảo hiểm hàng hóa nội địa:

Rủi ro được bảo hiểm bao gồm:

– Cháy hoặc nổ

– Động đất, bão lụt, gió lốc, sóng thần và sét đánh

– Phương tiện vận chuyển bị đắm, bị lật đổ, bị rơi, bị trật bánh, mắc cạn, đâm va nhau hoặc va vào vật thể khác

– Cây gãy đổ; cầu cống, đường hầm và các công trình kiến trúc khác bị sập đổ

– Phương tiện chở hàng mất tích

– Tổn thất chung

Chi phí được bảo hiểm là những chi phí hợp lý cho việc:

– Phòng tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hóa được bảo hiểm (do Người được bảo hiểm/người làm công/đại lý của họ đã chi ra)

– Dỡ hàng, lưu kho và gửi tiếp hàng hóa được bảo hiểm tại một nơi dọc đường đi do hậu quả của rủi ro thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm

– Giám định và xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm​

3. Phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm x tỷ lệ phí bảo hiểm (%)

Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển, tuyến đường.

II. BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

1. Đối tượng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:

– Hàng hóa được vận chuyển bằng đường thủy, đường bộ và đường hàng không từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam.

2. Phạm vi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:

– Bảo hiểm này có hiệu lực từ khi đối tượng bảo hiểm rời kho hay nơi lưu chứa tại địa điểm được ghi trong đơn bảo hiểm này để bắt đầu việc vận chuyển, tiếp tục quá trình vận chuyển bình thường và kết thúc.

– Khi giao tới kho của người nhận hay tới kho lưu chứa cuối cùng ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

– Vào lúc hết hạn 60 ngày sau khi kết thúc việc dỡ đối tượng bảo hiểm khỏi mạn tàu biển tại cảng dỡ cuối cùng, tùy theo trường hợp nào ở trên đến trước.

3. Các điều khoản bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:

a. Điều khoản bảo hiểm hàng hóa ”A”

– Bồi thường những tổn thất chung và chi phí cứu hộ, được quy định hay định đoạt theo hợp đồng chuyên chở hoặc luật, tập quán hiện hành phát sinh nhằm tránh hoặc liên quan đến việc phòng tránh tổn thất bởi bất kỳ nguyên nhân nào không nằm trong điều khoản loại trừ.

– Bồi thường cho trường hợp hai tàu đâm nhau cùng có lỗi thì người được bảo hiểm thông báo cho người bảo hiểm.

b. Điều khoản bảo hiểm hàng hóa ”B”

– Tổn thất, thiệt hại của đối tượng được bảo hiểm có thể quy định hợp lý do:

– Cháy hoặc nổ, tàu thuyền bị mắc cạn, chạm đáy, chìm đắm, lật úp, phương tiện chuyên chở với bất kỳ vật thể bên ngoài nào không phải nước, dỡ hàng tại cảng lánh nạn, động đất núi lữa phun, sét đánh, hy sinh tổn thất chung, ném hàng xuống biển hoặc nước cuống trôi. Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi mạn tàu.

– Bồi thường cho tổn thất chung, hai tàu đâm va cùng có lỗi

c. Điều khoản bảo hiểm hàng hóa ”C ”

– Tổn thất, thiệt hại của đối tượng được bảo hiểm có thể quy định hợp lý do: Cháy hoặc nổ, tàu thuyền bị mắc cạn, chạm đáy, chìm đắm, lật úp, phương tiện chuyên chở với bất kỳ vật thể bên ngoài nào không phải nước, dỡ hàng tại cảng lánh nạn, động đất núi lữa phun, sét đánh, hy sinh tổn thất chung, ném hàng xuống biển.

d. Điều khoản loại trừ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:

Bảo hiểm PVI sẽ không bồi thường cho những loại trừ sau:

– Lỗi cố ý của Người được bảo hiểm.

– Rò rĩ thông thường, hao hụt thông thường về trọng lượng.

– Tổn thất chi phí do việc đóng gói, chuẩn bị cho đối tượng bảo hiểm không hợp lý.

– Tổn thất do chi phí ẩn tỳ, nội tỳ của đối tượng bảo hiểm.

– Tổn thất thiệt hại chi phí do người sở hữu không đủ khả năng thanh toán hoặc khó khăn về tài chính.

– Tổn thất hay thiệt hai do sữ dụng vũ khí chiến tranh.

– Không đủ khả năng đi biển của tàu, do sự không phù hợp của tàu, máy bay, phương tiện vận chuyển.

– Không bồi thường tổn thất do chiến tranh, nội chiến, đình công, bắt giữ…

4. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:

– Bản chính của hợp đồng bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm.

– Bản chính hoặc bản sao hóa đơn gửi hàng, kèm theo bản kê chi tiết hàng hóa và/hoặc phiếu ghi trọng lượng.

– Bản chính của vận tải đơn và/hoặc hợp đồng chuyên chở các loại.

– Biên bản giám định và chứng từ tài liệu khác ghi rõ mức độ tổn thất.

– Giấy biên nhận hoặc giấy chứng nhận thu giao hàng và phiếu ghi trọng lượng tại nơi nhận cuối cùng.

– Bản sao báo cáo hải sự và/hoặc trích sao nhật ký hàng hải.

– Công văn thư từ trao đổi với người chuyên chở và các bên khác về trách nhiệm của họ đối với tổn thất.

– Thư đòi bồi thường.

– Các chứng từ khác liên quan đến khiếu nại.

– Các giấy tờ khác theo yêu cầu của (nếu có).

Để được tư vấn, xin vui lòng liên hệ Hotline 24/7 của baohiempvi.com

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *